Sự chọn lựa Tập tính kiếm ăn

Các nhà sinh thái học hành vi sử dụng các mô hình kinh tế để hiểu về hành vi tìm kiếm thức ăn của động vật; nhiều trong số các mô hình này là một loại mô hình tối ưu theo đó, lý thuyết tìm kiếm thức ăn được nêu ra dưới dạng tối ưu hóa những tiêu tốn sức lực từ quyết định tìm kiếm thức ăn, cụ thể là chọn loại thức ăn, chọn bắt con mồi nào.[2] Phần thưởng cho mô hình này là lượng năng lượng mà động vật nhận được trên mỗi đơn vị thời gian, cụ thể hơn là tỷ lệ tăng năng lượng cao nhất so với công sức bỏ ra trong khi tìm kiếm thức ăn.[1]

Lý thuyết tìm kiếm dự đoán rằng các quyết định tối đa hóa năng lượng trên mỗi đơn vị thời gian và do đó mang lại phần thưởng cao nhất sẽ được ưu tiên chọn và duy trì. Ví dụ, trong khi đi săn, những con hổ dù có thể săn được những con mồi nhỏ cở như con thỏ, nhưng để bắt được chúng phải tiêu tốn nhiều sức lực không đáng có trong khi lượng thịt của con mồi chẵng nhiều nhặng gì cho nên phần thưởng không bỏ bèn, do đó, loài hổ chủ yếu săn bắt những con mồi có khối lượng lớn cở từ lợn rừng trở lên để có đủ lượng thịt đáp ứng cho nhu cầu của chúng trong một lần săn.

Hoặc ngược lại, những loài thú săn mồi tầm trung sẽ là những kẻ săn mồi cơ hội đối với những con mồi có kích thước lớn ngoài tâm của chúng nhưng bị thương, già yếu mà chúng bắt gặp, chúng sẽ không bỏ qua cơ hội này, ví dụ như những con sói thường chỉ nhắm đến những động vật cở trung bình như hươu nai, nhưng chúng sẽ không thể bỏ qua một con bò rừng già yếu bệnh tật đang hấp hối, hoặc một ví dụ khác là các loài săn mồi hoang dã sẽ ưa thích bắt những con gia súc, gia cầm khi có cơ hội vì chúng là những mục tiêu ít di động, thiếu cảnh giác, dễ tóm hơn những con thú hoang lanh lợi và khó bắt hơn nhiều.

Liên quan